Những dấu hiệu thường gặp khi ắc quy xe ô tô hư hỏng
Những dấu hiệu thường gặp khi ắc quy xe ô tô hư hỏng - thành biên,thanh bien,ắc quy thành biên,ắc quy,ổn áp,biến áp,sạc bình,ups,inveter
Với kinh nghiệm lâu năm trong nghành về ắc quy hôm nay BinhAcQuy.Net xin giới thiệu quý vị cũng như các bác tài xế cẩm nang. 12 dấu hiệu sác định bình ắc quy hư hỏng cần thay mới.
1. Khi Đề Khởi Động Xe Yếu.
- Đề vào buổi sáng: mỗi khi buổi sáng là lúc động cơ và bình được trong trạng thái nghỉ. Nhưng năng lượng điện luôn được tích tụ và sẵn sàng ở bình ắc quy là đầy và mạnh nhất. Nếu buổi sáng nổ không lên chứng tỏ năng lượng điện trong ắc quy đã bị hao hụt đi nơi khác 1 phần điều này có thể là ắc quy đã hư hỏng không cầm được điện. hoặc bị hở mạch trong xe cần kiểm tra lại.
- Khí hậu thay đổi nhiệt độ lạnh thất thường: Khi ở điều kiện làm việc này thì khi động cơ khởi động lần đầu tiên trong ngày, lúc này bình ắc quy cần ampe đủ lớn để quay máy khởi động, đồng thời bạn cũng cần đạp bàn đạp ga trước khi động cơ nổ. Nếu thấy động cơ khó khởi động 3 lần/tuần thì đó là dấu hiệu của bình ắc quy sắp cần được thay thế.
2. Đèn Sáng Mờ.
- Đây là dấu hiệu dễ nhận biết, kiểm tra nếu khi lên xe ta mở khóa xe và bật đèn pha mà đèn sáng yếu hoặc không sáng , thì nguyên nhân rất cao là do bình ắc quy yếu hoặc hết điện. khi này cần thay thế bình hoặc kiểm tra máy phát hoặc các thiết bị khác.
3. Đồng Hồ Trên Táp Lô Sáng Yếu Mờ.
- Đối với cấc dòng xe hiện đại thì khi mở khóa xe, có dấu hiệu bình hư thì trên đồng hồ táp lô sẽ có đèn cảnh báo riêng cho ắc quy như hình dưới ở vị trí số 32. còn đối với các dòng xe cổ điển ta bật chìa khóa lên nếu tất cả các thiết bị đèn trên tap lô báo yếu hoặc không báo thì chứng tỏ nguồn điện dự chữ trong ắc quy đã bị yếu cần thay thế hoặc tìm phương án khắc phục.
4 Còi Kêu Nhỏ Lè Vè.
- Trường hợp này cũng như Trường hợp 2, khi ta lên xe mở khóa điều đầu tiên bình sẽ xuất điện cho các thiết bị trên xe hoạt động . khi này ta có thể mở còi xe nếu còi kêu nhỏ lè vè hoặc không kêu chứng tỏ dòng điện từ ắc quy thấp cần xử lý bình ắc quy.
5. Rờ Le Kêu Tích Tích Mà Động Cơ Không Nổ.
- Khi này dòng điện từ bình cấp quá yếu chỉ đủ làm cho tiếp điểm của rờ le chạm nhau và có tiếng kêu tích tich nhưng dòng không đủ cho moto khởi động quay. khi này chứng tỏ dấu hiệu ắc quy đã xuống cấp, cần được xử lý.
6. Động Cơ Quay Nhưng Không Nổ Máy.
- Trường hợp này dòng điện có thể lớn hơn trường hợp 5 nhưng dòng điện của bình cấp cho moto đề không đủ mạnh dẫn đến vòng tua mô tơ quay nhưng không đủ chớn để khởi động. Khi này nguyên nhân chính là từ ắc quy yếu hoặc các thiết bị bị dò rỉ điện.
- Cách sử lý: Ta có thể gọi đội hỗ trợ câu điện cho ắc quy, hoặc cần tháo bình ra và đem đi sạc bổ xung. Nếu bi nhiều lần thì ta cần thay thế bình mới.
7. Phải Câu Bình Cho Xe Nhiều Lần.
- Trường hợp này thì quá đơn giản nếu kích 1-2 lần thì có thể hư hòng do các thiết bị khác. Nếu kích nhiều lần thì tốt hơn hết là cần thay bình mới, và kiểm tra máy phát cũng như máy khởi động.
8. Dòng Điện Dưới 12V.
- Đối với trường hợp này yêu cầu người sử dụng xe phải có 1 chút kiến thức về điện và đo sạc cụ thể để kiểm tra như sau: đầy bình ắc quy, sau đó sử dụng vôn-kế đo chỉ giá trị khoảng 12,6V. Nếu bạn đọc được chỉ số vôn-kế khoảng 12,4 V thì lượng điện trong ắc quy mới đạt được 75%. Để đảm bảo tốt nhất, bạn nên kiểm tra một lần nữa nhưng bất kể thế nào nếu đọc được chỉ số thấp hơn tiêu chuẩn thì phải nạp lại ắc quy.
Đây là bảng đánh giá chỉ số ắc quy và đánh giá.
Điện áp đo được | Chất lượng ắc quy | Chuẩn đoán |
12.68v | 100% | Bình tốt |
12.45v | 75% | Bình cần sạc lại |
12.24v | 50% | Bình cần sạc lại |
12.06v | 25% | Nên thay thế |
Nhỏ hơn 11.89v | 0% | Nên thay thế |
9. Mắt Thần Chuyền Sang Màu Vàng Hoặc Màu Đỏ.
- Kiểm tra trường hợp này rất đơn giản hầu như mọi thương hiệu ắc quy khô để thiết kế có mắt thần cho chủ xe kiểm tra bình dễ bảo dưỡng hơn, Nếu mắt thần màu xanh như hình thì bình còn ok nếu chuyển qua màu vàng thì là đấu hiệu cảnh báo cần được sạc bổ xung hoặc thay thế bình mới . còn nếu là màu đỏ thì cần phải thay bình mới liền. phương pháp kiểm tra này chỉ dùng cho dòng ắc quy oto khô.
10. Bình Để Lâu Không Dùng Đến.
- Trường hợp này hy hưu do các chủ xe ít có thời gian quan tâm tới xe từ 15-30 ngày khi này các ion axit trong bình sẽ ít hoạt động đẫn đến bị oxit hóa các ion bị trai. dẫn đến thiếu hụt điện.
- Cách khắc phục: cần phải được kích lại, câu bình hỗ trợ hoặc tháo ra đem đi sạc bổ xung, lâu lâu ta nên lưu ý và sử dụng khởi động xe trong 1 khoảng thời gian không dùng.
11. Nồng Độ Dung Dịch Axit Trong Ắc Quy Không Đạt Yêu Cầu.
- Nồng độ dung dịch Axit trong ắc quy thấp hơn mức quy định vạch ( Lower Level ) khi này chất điện ly trong bình giảm xuống dẫn đến Ampe trong bình cũng giảm không đủ dòng để phóng khi khởi động. cẩn sử lý bình.
- Dung dịch chứa Axit trong các ngăn không đồng đều, điều này cũng làm giảm dung dịch Axit xuống và Ampe cũng thấp. nguyên nhân có thể 1 số ngăn bị hở hoặc 1 số ngăn đã bị thông nhau. bình cần được xử lý cách tốt nhất là nên thay thế.
- Tỉ trọng chất điện ly bị giảm xuống, tuy lượng nước trong ắc quy còn ở mức tiêu chẩn nhưng lượng Ion Axit đã bị mất đi có thể do bay hởi, bị Oxit hóa, tuổi thọ của ắc quy làm việc quá lâu. Khi này ta cần thay Axit mới cho ắc quy.
12. Vỏ Bình Và Cọc Bình Bị Biến Dạng Phù Hoặc Phồng Rộp.
- Vỏ ắc quy bị phồng rộp, bị phù: Nguyên nhân do nhiệt độ chất điện dịch tăng cao do sạc quá mức (over charged), nhiệt từ động cơ nhiệt độ quá cao làm cho vỏ ắc quy bị biến dạng, cục sạc không có khả năng điều tiết được dòng nạp vào ắc quy dẫn đến bình bị phù. Đối với trường hợp này ta cần kiểm tra vật lý tổng quan trên các cọc bình, tìm cách giảm nhiệt độ động cơ tác động vào ắc quy. nên khắc phục thay thế bình mới.
- Cọc ắc quỵ bị Oxít hóa: Nguyên nhân Kẹp dây điện kết nối với ăc quy xiết quá lỏng sinh tia lửa điện khi ắc quy phóng điện, ăn mòn, oxy hóa hay bị hư hỏng, Không cách ly tốt được cực âm và cực dương dẫn đến phóng xạ điện qua lại. Ngoài ra, điện áp trong bình có thể bị rò rỉ ra bên ngoài thông qua các lớp oxy hóa trên các điện cực cũng như trên các cọc bình Bị chạm. Cách khắc phục Tháo kẹp, lau chùi cực ắc quy và xiết lại kẹp dây điện cho chắc chắn nhưng không quá chặt. Cẩn thận khi thao tác, xem kỹ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất. Tháo kẹp, lau chùi cực ắc quy và xiết lại kẹp dây điện; Điều chỉnh lại mức điện dịch bên trong bình; Mang ắc quy đi bảo hành vì đây là lỗi của nhà sản xuất.